Đang tải...
Tin tức
Nghệ nhân Phạm Thanh Mai, Giám đốc Công ty TNHH Gốm Sứ Mai Linh kể lại: “Khi mới 5-10 tuổi, tôi theo chân bố mẹ vào xưởng, được chạm vào gốm, tận mắt xem người lớn nặn, khắc, vẽ, nung, tạo ra sản phẩm gốm sứ làm đẹp cho đời. Khi lớn lên, tôi tiếp nối nghề truyền thống của gia đình với ngọn lửa khát khao đổi mới, để làm giàu cho gia đình và quê hương…”
Nghệ nhân Phạm Thanh Mai đã khéo léo gắn phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề để tạo ra sản phẩm đèn xông tinh dầu. Sản phẩm được làm thủ công, cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm. Qua bàn tay tài hoa, khéo léo của những người thợ, từng chiếc đèn xông tinh dầu khoác lên mình những giá trị mang hơi thở hồn Việt và tích hợp hai chức năng: Đèn trang trí và xông tinh dầu đuổi muỗi, vừa là chiếc đèn ngủ, vừa tỏa hương thơm, làm ấm căn phòng. Sản phẩm cũng đã được đem đi kiểm nghiệm để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Mỗi sản phẩm đèn xông tinh dầu không chỉ là những vật phẩm kinh tế phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày, mà còn là những sản phẩm mỹ nghệ, đậm bản sắc của làng nghề, mang sắc thái riêng của nghệ nhân và những người thợ làng gốm. Nghệ nhân Phạm Thanh Mai và gia đình không chỉ cống hiến tâm sức làm nên những dòng sản phẩm đặc sắc, tạo thương hiệu cho làng nghề gốm sứ Bát Tràng, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sản phẩm đèn xông tinh dầu Mai Linh và những sản phẩm gốm sứ khác ở Bát Tràng không chỉ mang nét đẹp tinh hoa của dân tộc, là gốm sứ chất lượng, mà còn mang đến làn gió mới cho những người yêu nghệ thuật
Nguồn: baomoi.com
Lễ hội truyền thống làng Bát Tràng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng như nhiều năm trước, hội làng Bát Tràng luôn rộn ràng, đậm đà bản sắc dân tộc và chào đón một lượng lớn du khách.
TTO - Gốm Bồ Bát (làng Bạch Yên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) tưởng đã 'ngủ vùi' từ lâu, nay đã hồi sinh từ bàn tay nghệ nhân trẻ 37 tuổi Phạm Văn Vang.
Thế kỷ 18, 19 đầy biến động, nghệ nhân làng gốm Bát Tràng không rõ có cám cảnh thời cuộc mà vẽ điển tích ‘Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi’ trong ‘Chiến Quốc sách’ để gửi vào một tiếng thở dài…
Ngay đầu năm mới 2024, một không gian dành riêng cho các sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền được đưa vào hoạt động ở trung tâm thương mại sầm uất tại TP.HCM.
Hội làng Bát Tràng chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm nổi tiếng này thu hút du khách với các sản phẩm gốm sứ tinh tế.